SOẠN VĂN 8 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU || “ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ" - ĐOÀN VĂN CỪ

Ngày 08/11/2023 11:40:15, lượt xem: 1398

BÀI 2: 

THƠ SÁU CHỮ VÀ THƠ BẢY CHỮ

Văn bản 2: 

NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HÓA

Thạch Lam

 

I. TRONG KHI ĐỌC

1. Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào thời gian nào và để làm gì?

- Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào thời gian mùa xuân

- Để nhận họ hàng

 

2. Ở các khổ thơ 2, 4 thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?

- Ở khổ 2, 4 thiên nhiên và con người được tái hiện:

   + Thiên nhiên: Nhân vật “tôi” nhớ lại hình ảnh thiên ở quê gắn liền với “rạng đề”; “dòng suối uốn lượn ven đê”; “cồn xanh”; “bãi tía”; “đường làng”; “trời xanh”; “phơi xác lá bàng”

   + Con người: Hình ảnh những con người nơi đây được hiện lên “Cả những người xới cà, ngô bộn bề”; “đoàn người gánh khoai lang”.

=> Từ đó ta thấy được thiên nhiên và con người nơi đây hiện lên đầy mộc mạc, giản dị, thân thuộc, thế nhưng cũng mang dáng vẻ đầy thân thương, yên bình của một làng quê, mà khiến cho ai đi đâu cũng nhớ về mảnh hồn quê ấy. 

 

3. Ở các khổ 3, 5 chú ý các hình ảnh tác giả khắc họa về người mẹ trên con đường về quê. 

- Ở khổ 3, 5 các hình ảnh tác giả đã khắc họa về người mẹ trên con đường về quê

   + “Thúng cắp bên hông”

   + “nón đội đầu”

   + “Khuyên vàng”

   + “áo thắm”

   + “áo the nâu”

   + “mắt sáng”

   + “môi hồng”

   + “má đỏ au”

   + “bóng u hay bóng người thôn nữ”

 

4. Em hiểu nghĩa của từ ngữ “mang đi” trong dòng 20 là gì? 

- Có thể hiểu nghĩa của từ “mang đi” trong dòng 20 là “che mất”; “khuất lấp” 

 

ĐỌC THÊM: DÀN Ý CHUNG CHO CÁC DẠNG BÀI ÔN THI GIỮA KÌ LỚP 8 CHI TIẾT NHẤT

 

II. SAU KHI ĐỌC 

1. Bài thơ là lời của ai? Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo cách nào?

- Bài thơ là lời của nhân vật trữ tình: “tôi” 

- Nhan đề bài thơ được tác giả “Đoàn Văn Cừ” đặt theo cách chọn chính hình ảnh đường quê của người mẹ làm khơi gợi nên cảm hứng sáng tác của mình. 

 

2. Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần?

- Bố cục của bài thơ và gọi tên cho từng phần:

   + Khổ 1: Thời gian và không gian khi nhân vật “tôi” về quê ngoại 

   + Khổ 2 và 4: Khung cảnh thiên nhiên và con người tươi đẹp nơi quê nhà.

   + Khổ 3 và 5: Hình ảnh người mẹ Việt Nam truyền thống thời xưa và hình ảnh người mẹ tần tảo đang lao động hăng say.

   + Khổ 6: Nét tính cách của người mẹ và bộc lộ những tâm tư, tình cảm của tác giả về cội nguồn quê hương. 

 

3. Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện qua tác phẩm?

- Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ là:

   + Thiên nhiên: rặng đề, dòng sông trắng, cồn xanh, bãi mía, nắng nhạt vàng, xóm chợ, xác lá bàng, trời xanh, cò trắng.

   + Con người: Người mẹ Việt Nam với tà áo tứ thân truyền thống, những con người thôn quê hăng say lao động

- Bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thật tươi đẹp và thanh bình đặc trưng của làng quê nước ta với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh. Bức tranh đó có màu sắc tươi tắn, nhẹ nhàng và đường nét cũng dịu dàng, chân thật. Không những thế con người nơi đây cũng được miêu tả qua những khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cả cánh đồng, khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua cảm nhận của con người, thiên nhiên nơi ta  ta thấy được tác giả là một người rất yêu quê hương, biết ơn mẹ và quá khứ đã qua. 

 

4. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của tác giả? 

- Bài thơ diễn tả tâm trạng vui mừng, háo hức của nhà thơ mỗi lần được về quê ngoại cùng mẹ thế nhưng màu sắc vui tươi và yên bình của làng quê bỗng bị trầm xuống theo tâm trạng của nhà thơ thể hiện qua cảnh vật ở khổ thơ thứ tư. Qua đó tác giả đã bộc lộ tâm trạng nặng trĩu tâm sự của mình, cũng như thể hiện sự biết ơn, yêu thương, tự hào của người con đối với  mẹ của mình và quá khứ đã qua. 

 

5. Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện chi tiết, hình ảnh đó?

- Em thích nhất hình ảnh làng quê Việt Nam xưa trong bài thơ. 

- Bức tranh làng quê xưa hiện ra trước mắt em vô cùng thanh bình và tươi đẹp với những cảnh vật vô cùng gần gũi với chúng ta như rặng đề, dòng sông trắng lượn, bãi cỏ xanh, cánh đồng bát ngát. Con người thì đang hăng say lao động trong không gian thiên nhiên tươi mát đó. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hòa và đẹp hơn bao giờ hết của làng quê Việt xưa.

- Hoặc: Em thích nhất hình ảnh người mẹ 

- Vì: Mẹ - một người phụ nữ xinh đẹp, đẹp người, đẹp nết. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ,... được in nghiêng vào trong tâm trí của người con, có lẽ chính bởi vì nét đẹp đằm thắm, dịu dàng ấy khiến cho người con phải thốt lên “Trông u chẳng khác nào thời con gái”. 

- Bức tranh tham khảo:

 

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên

- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan